Chứng chỉ Quốc tế TESOL – Con đường nhanh nhất trở thành giáo viên tiếng Anh chuyên nghiệp

Học TESOL là học gì ?

Chỉ cần tham khảo yêu cầu tuyển dụng của các trường học và trung tâm Anh ngữ tại Việt Nam, các bạn sẽ thấy hầu hết đều yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ TESOL như một bảo chứng của trình độ Anh ngữ và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh. Vậy thì TESOL là gì?

Hiệp hội Quốc tế TESOL (TESOL International Association) chia sẻ rằng TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là cánh cửa mở ra cơ hội cho những ai muốn theo đuổi công việc giảng dạy tiếng Anh cho những học viên có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải tiếng Anh (hay nói cách khác là những học viên có tiếng Anh như một ngoại ngữ).

Như vậy, TESOL chính là điều kiện cần có cho bất kì ai đang có mong muốn trở thành một giáo viên tiếng Anh được quốc tế công nhận. Tất nhiên mỗi cơ sở đào tạo sẽ thiết kế nội dung, phương pháp và trọng tâm giảng dạy khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn sẽ bao gồm những kỹ năng và kiến thức sau đây:

  • Kiến thức tổng quan về ngành học ngôn ngữ Anh: Các ứng dụng, lý thuyết cũng như kiến thức khoa giáo liên quan đến việc giảng dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh nhằm nâng cao kiến thức của học viên trong môi trường lớp học
  • Lý thuyết giảng dạy: Phần này tập trung vào việc truyền đạt các lý thuyết, cách thức giảng dạy khác nhau cũng như ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
  • Cấu trúc tiếng Anh / Ngữ pháp tiếng Anh: Ở một số trường, nội dung này được lồng ghép vào lớp học tiếp nhận ngôn ngữ. Đây là nội dung quan trọng với các giáo viên tương lai bởi trong quá trình dạy học, các học viên sẽ có nhiều câu hỏi về ngữ pháp, và vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên sẽ rất khó để giải thích cho họ hiểu.
  • Các kỹ năng diễn đạt, truyền thông để giúp người học đáp ứng nhu cầu học thuật của bản thân/phân tích yêu cầu của ngôn ngữ/ thiết kế, lập giáo án cho các học viên Anh ngữ trong những bối cảnh khác nhau
  • Đánh giá học viên: Phần này chỉ ra cách đánh giá các học viên thông qua chương trình ESL/EFL (dạy tiếng Anh cho người không phải là người bản xứ ở một quốc gia nói tiếng Anh), đồng thời lý giải tại sao các bài kiểm tra là cần thiết trong các lớp học.
  • Kiến thức đa văn hoá: Các giảng viên tiếng Anh tương lai sẽ được học cách tiếp cận một lớp học “đa văn hoá” thông qua các nội dung về nền giáo dục hoặc chính trị của từng quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Thiết kế chương trình học: Với học phần này, sinh viên tập trung vào việc thiết kế một chương trình học của riêng mình cũng như các mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn), tiêu chí đánh giá, nguồn tài liệu, các câu đố và các bài kiểm tra.
  • Phương pháp nghiên cứu: Học phần này cung cấp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, giới hạn nghiên cứu, cách sử dụng dữ liệu và công bố hay sử dụng kết quả nghiên cứu cho các nghiên cứu sau này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *